CHUYÊN ĐỀ KỸ THUẬT KHÍ ĐỘC TRONG AO TÔM (Phần 2)
CHUYÊN ĐỀ KỸ THUẬT KHÍ ĐỘC TRONG AO TÔM (Phần 2)
Việc sử lý khí độc trong ao nuôi là công việc rất quan trọng, nó quyết định rất lớn về vụ mùa trong quá trình nuôi. Nếu chúng ta làm tốt được việc này thì trong vụ nuôi sẽ giảm được rất nhiều chi phí....
2. H2S TRONG AO TÔM
H2S gây hại đến tôm như thế nào?
- Khí độc H2S ngăn không cho tôm lấy ôxy, gây stress và giảm sức đề kháng. Nó cũng có thể gây phá hủy mô, tổn thương các cơ quan mềm như mang, ruột, thành dạ dày và gan tụy.
- Nếu tiếp xúc H2S trong thời gian ngắn, tôm yếu dần, bơi chậm chạp, dễ tổn thương và nhiễm bệnh.
- Trường hợp tiếp xúc với lượng lớn H2S, tôm sẽ chết nhanh hàng loạt.
CHỈ TIÊU CHO PHÉP
Những điều kiện thuận lợi sinh ra H2S
- Ao nước trong trước khi thả giống, ánh sáng chiếu xuống làm cho rêu đáy phát triển. Sau một thời gian, tảo phát triển và ngăn ánh sáng chiếu xuống đáy ao làm cho rêu đáy chết, gây ô nhiễm đáy ao
- Ao đáy cát và đất xốp, chất thải rút sâu vào lòng đáy, tạo môi trường yếm khí sinh ra H2S. Đối với ao lót bạt, bên dưới lớp bạt là môi trường thiếu ôxy, H2S được sinh ra khi chất hữu cơ thấm xuống bên dưới lớp bạt theo vết rò rỉ
- Ao có mực nước sâu, thiếu oxy sẽ tạo điều kiện cho H2S sản sinh
- Ao bị tảo tàn và nhiều thức ăn thừa, cũng như ao phèn có pH thấp và nhiều chất thải rất thuận lợi tạo ra H2S
- Ao chứa các chất hữu cơ lơ lửng, khi các chất này lắng lại ở đáy ao sẽ tạo điều kiện thuận lợi sinh ra H2S
Ngăn ngừa khí độc H2S
- Duy trì 0xy hòa tan ở đáy ao cao hơn 3 ppm có thể giúp ngăn cản việc sinh ra H2S
- Kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn
- Không nên nuôi ở vùng đất xốp, đáy cát và khu vực xì phèn nặng
- Xử lý đáy bằng vi sinh định kỳ để kìm hãm sự phát triển của H2S
- Giữ pH trong khoảng 7,8 - 8,3 trong suốt vụ nuôi. Khoảng dao động pH trong ngày phải nhỏ hơn 0,4. Vùng đất xì phèn, pH khu vực giữa ao luôn thấp hơn so với ven bờ
- Nên cẩn thận và phải có hành động kịp thời khi mưa lớn, tảo tàn và lột xác
Xử lý ao có khí độc H2S
- Ngay lập tức, cắt giảm 30 - 40% thức ăn, ít nhất trong 3 ngày cho đến khi điều kiện chung trở lại bình thường
- Tăng cường oxy hòa tan bằng cách tăng quạt nước, tuy nhiên phải chú ý tránh sục bùn đáy ao lên khi lắp thêm quạt mới.
- Thay nước, bổ sung vi sinh xử lý các chất hữu cơ
- Tạt vôi và đánh khoáng để nâng kiềm (>100) và pH (7,8 - 8,3)
- Sử dụng vi khuẩn Paracoccus pantotrophus tiêu thụ H2S để kiểm soát H2S