Bệnh phân trắng trên tôm thẻ và cách giải quyết cho người nuôi
Bệnh Phân Trắng Trên Tôm Thẻ
Bệnh phân trắng xuất hiện khá phổ biến trong quá trình nuôi tôm thẻ hiện nay. Công ty TNHH Newhope Vĩnh Long đồng hành cùng bà con để hỗ trợ quý bà con nông dân hiểu hơn về bệnh phân trắng cũng như các nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh phân trắng hiện nay. Thống kê dịch bệnh phân trắng vừa qua xảy ra trên 3 khu vực: Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu cho thấy: Bệnh thường xuất hiện giai đoạn tôm nuôi từ 30 ngày trở lên, đỉnh điểm giai đoạn 40-45 ngày.
Triệu chứng:
- Tôm yếu ăn (hoặc bỏ ăn nếu bị bệnh nặng), phân tôm nổi lên mặt nước và tập trung nhiều ở cuối hướng gió bờ ao. Khi quan sát đường ruột tôm thấy trống thức ăn hoặc thức ăn bị đứt quãng, đường ruột tôm bị sưng đỏ hay có màu đục trắng sữa (hình a).
- Kiểm tra bằng Phương pháp mô học của mẫu tôm bị bệnh phân trắng thì thấy gan cũng bị tổn thương, tế bào gan bị chết từng điểm - bong ra (hình b).
- Phân tôm có màu trắng, thịt tôm không chứa đầy vỏ, vỏ mềm.- nhiễm khuẩn (hình c).
hình a
hình b
hình c
Nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh phân trắng:
- Thức ăn kém chất lượng => tôm ăn làm đường ruột yếu.
- Tôm ăn phải tảo độc, tảo tiết ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột không hấp thu thức ăn được, tôm bị bệnh (hình a.1)
- Ký sinh trùng (Gregarine) bám trên thành ruột, cạch tranh về dinh dưỡng và làm tổn thương đường ruột, tạo cơ hội cho các sinh vật gây hại khác (vi khuẩn, vi rus,...) xâm nhập vào đường ruột tôm (hình b.1)
- Vi khuẩn gây bệnh đường ruột thường gặp thuộc các chủng V. Vul, V. Cho, V. Al (hình c.1)
- Yếu tố môi trường, thời tiết cũng ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là gan tôm, làm giảm khả năng tiết dịch tiêu hóa dẫn đến suy yếu đường ruột, tôm thải phân sống.
hình a1
hình b1
hình c1
Ngoài ra, Quý bà con cần chú ý:
Tảo độc + Khí độc đang có khuynh hướng tăng lên do biến động môi trường => nguy cơ ký sinh trùng và vi khuẩn gia tăng => bùng nổ dịch bệnh tôm diện rộng
Công ty TNHH Newhope Vĩnh Long gợi ý các biện pháp phòng ngừa bệnh cho quý bà con:
Phòng bệnh đường ruột;
- Lựa chọn thức ăn Newhope Vĩnh Long (đã phối trộn hoạt chất đặc biệt, giúp khách hàng hạn chế bệnh đường ruột trong quá trình nuôi)
- Quản lý tốt môi trường ao nuôi:
Tảo độc nhiều: thay nước ít nhất 50%, tiếp theo tạt khoáng và vitamin để chống sóc cho tôm. Kế tiếp dùng thuốc để diệt tảo độc. Sau khi dùng thuốc diệt tảo độc khoảng 2 ngày thì dùng men vi sinh để phân hủy xác tảo.
Đồng thời trộn men tiêu hóa cho tôm ăn liên tục ít nhất 7 ngày để nhanh chóng phục hồi đường ruột tôm, tiến hành gây tảo có lợi trở lại cho ao tôm.
Giai đoạn tôm từ 10 ngày đến 50 ngày:
- Sáng: hoạt chất ức chế vi khuẩn
- Trưa: khoáng, vitamin
- Chiều: chất đề kháng (betaglucan, sorbitol, Glucomannoprotein, 1-(n-Butylamino)-1 methylethyl phosphorus acid, Methyl Hydroxybenzoate).
Cho tôm ăn liên tục 5 ngày, 5 ngày sau các ngày trộn men tiêu hoá, enzyme tiêu hoá, dinh dưỡng.
Giai đoạn tôm từ sau 50 ngày đến thu hoạch:
- Bổ sung khoáng, premix vitamin, hoạt chất ức chế vi khuẩn,… liên tục 3 ngày. Sau đó, định kỳ 7 ngày trộn men tiêu hoá, enzyme tiêu hoá, dinh dưỡng.
- Thường xuyên xử lý đáy bằng chế phẩm sinh học (Rhodo sp, Bacillus sp,…) định kỳ => làm sạch đáy ao.
* Lưu ý:
- Rất khó điều trị khi tôm bị phân trắng do hoại tử gan tụy. Trước khi điều trị cần đánh giá tỷ lệ tôm bị bệnh, nếu tỷ lệ tôm bị trống ruột và trắng ruột hơn 70% thì rất khó xử lý.
- Liều lượng sử dụng thuốc để trị bệnh có thể gấp 2 hoặc nhiều lần hơn so với liều phòng ngừa bệnh và phụ thuộc vào các yếu tố khác (thời tiết, mùa vụ, mật độ nuôi, sức khoẻ tôm,...).
WEBSITE: https://newhopesingaporevn.com/
HOTLINE: 02703.891.688 - 02703.891.988