CHUYÊN ĐỀ KỸ THUẬT KHÍ ĐỘC TRONG AO TÔM (Phần 1)
CHUYÊN ĐỀ KỸ THUẬT KHÍ ĐỘC TRONG AO TÔM (Phần 1)
10:22 19/06/2020
Việc sử lý khí độc trong ao nuôi là công việc rất quan trọng, nó quyết định rất lớn về vụ mùa trong quá trình nuôi. Nếu chúng ta làm tốt được việc này thì trong vụ nuôi sẽ giảm được rất nhiều chi phí....
1. NO2 VÀ CHU TRÌNH NITƠ TRONG AO
NGUỒN GỐC
• Phân tôm :
Tôm chỉ hấp thụ được 25% đạm trong thức ăn còn lại 75% đạm trong thức ăn mà tôm không hấp thụ được sẽ được bài tiết qua phân.
• Thức ăn:
Một phần đạm trong thức ăn sẽ bị hòa tan trong nước, thức ăn mà tôm không tiêu thụ hết, thức ăn thừa sẽ rơi xuống đáy gây ô nhiễm ao nuôi
• Nguồn nước từ sông:
Có chứa xác thực vật, xác động vật phân hủy, phân bón dư thừa từ các ruộng hoa màu như U-rê, NPK…
• Xác tôm, tảo rớt:
Phân hủy tạo ra đạm
nhóm vi khuẩn Nitrobacter sp và Nitrosorira là vi khuẩn hiếu khí chỉ phát triển và hoạt động mạnh nếu hàm lượng DO (oxy hòa tan) trong nước đủ cao. Điều này có nghĩa hàm lượng DO trong nước ao nuôi đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xử lí khí độc NH3. DO cao và dư thừa thì quá trình Nitrate hóa được thực hiện nhanh chóng .
Quá trình này được diễn ra hoàn toàn trong tự nhiên. Nhưng lượng vi khuẩn trong tự nhiên rất thấp, DO trong nước cũng không cao dẫn đến quá trình Nitrat hóa xảy ra chậm mà lượng NH3, NO2 từ lượng đạm dư lại tăng nhanh nên chu trình này diễn ra khá chậm nên NH3 và NO2 trong ao luôn cao vì thế tôm trong ao phát triển khá chậm hoặc có nguy cơ chết tăng cao.
Tôm lột xác không cứng vỏ trong ao nuôi có NO2
Các tác hại khi NH3 và NO2 cao trong môi trường ao nuôi đối với tôm
- Tôm chậm lớn, dễ nhiễm bệnh và đặc biệt có thể chết hàng loạt. Đây cũng là yếu tố khiến cho tôm tấp mé, nổi đầu, tỷ lệ sinh trưởng giảm.
- Chức năng miễn dịch, sức đề kháng của tôm bị giảm dễ nhiễm các bệnh như hội chứng gan tụy cấp, EMS.....
- Tảo trong ao nuôi phát triển đột biến đặc biệt là các loại tảo có hại sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy trầm trọng vào ban đêm. Đây cũng là nguyên nhân khiến sụp tảo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm.
Các biện pháp khống chế và xử lí
1) Tăng lượng oxy hòa tan trong ao (Tăng lượng oxy hòa tan trong ao nuôi để thúc đẩy quá trình chuyển hóa NH3). DO duy trì ở mức 4-6 ppm đây là giới hạn để tôm hoạt động mạnh, tăng sức đề kháng bệnh ngoài ra nó còn hỗ trợ quá trình chuyển hóa NH3.
2) pH cần duy trì pH ở mức 7,5 - 8,5 và kiểm soát nhiệt độ môi trường ao bằng cách: sử dụng lưới để che ao nuôi và tăng cường quạt nước để giảm nhiệt độ của môi trường ao nuôi.
3) Kiểm soát lượng thức ăn của tôm tránh tình trạng dư thừa quá mức.
4) Thay nước ao nuôi từ 30% đến 50%.
5) Sử dụng YUCCA tùy tình trạng khí độc mà dùng liều lượng.
6) Sử dụng men vi sinh xử lí đáy. Tăng cường phân hủy các chất hữu cơ, giảm mùi hôi, giảm các loại khí độc, làm sạch nước…
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NO2 TRONG AO TÔM
Các ao đốm đen khi kiểm tra môi trường thì thấy tích tụ khí độc NH3, NO2 và H2S cao khiến hàm lượng oxy trong nước giảm là nguyên nhân chính tạo điều kiện cho loài vi khuẩn gây hại phát triển xâm nhập lớp vỏ tôm
Xử Lý:
Đối với môi trường nước
1) Tiến hành duyệt khuẩn trong ao bằng sản phẩm phù hợp tùy theo giai đoạn tuổi tôm, Quá trình này có thể lập lại 2-3 lần tùy theo tỷ lệ nhiễm bệnh trong ao.
2) Cấy vi sinh lại với hàm lượng cao sau 36 giờ duyệt khuẩn. Có thể bổ sung mật rỉ đường để điều chỉnh pH và giảm hàm lượng khí độc trong ao.
3) Tăng cường sụt khí
Đối với tôm
1) Giảm cho ăn từ 10-30% lượng cho ăn hàng ngày.
2) Bổ sung vitamin C, khoáng chất, vitamin tổng hợp và hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.
Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị vì chúng có khả năng gây lờn thuốc nếu sử dụng không đúng cách, tái nhiễm với cường độ cao hơn dẫn đến khó chữa trị, nhiễm bệnh khác vì vô tình gây ra tình trạng lờn thuốc, biến thể với chủng vi khuẩn gây bênh khác.